ậu đi về phía của nhà vả bấm chuông. Chỉ một chút sau, có tiếng bước chân vang lên và cánh cửa được mở ra. Đối diện với Bob là một người đàn ông cao lớn, tóc đen, khoảng 30 tuổi, người đàn ông đang nhìn cậu từ hai con mắt sáng màu đến kỳ lạ – nói đúng hơn, có vẻ như anh ta đang chăm chú quan sát kiểu tóc trên đầu Bob. – Xin chào, phải anh là Darren Higman? – Tôi đây, còn cậu thì chắc phải là Bob. Jelena vừa gọi điện báo trước cho tôi. Mời cậu vào đây! – Darren Higman chìa tay ra, cách bàn tay phải của Bob tới 20cm. Lúc đó thì Bob đột hiểu ra màu mắt đáng chú ý của Darren Higman. Higman là người mù. Một người hâm mộ khiếm thị. Thật nhanh, Bob bắt lấy bàn tay của anh Darren Higman, không để cho anh nhận thấy sự ngạc nhiên của cậu. – Cám ơn rất nhiều vì anh đã dành thời gian cho em. – Có gì đâu. Tôi làm việc ở nhà, tại phòng âm thanh của riêng tôi. Cậu biết không! Có một vụ việc nhỏ, khác lạ nào đó nhưng thú vị rứt tôi ra khỏi công việc một lúc là chuyện mà tôi rất thích. – Anh mỉm cười thân thiện và mời Bob vào nhà. Ngôi nhà của Darren Higman được thiết kế nội thất rất đơn giản, thoạt đầu có thể gây ấn tưọng lạnh lùng. Thế nhưng Bob hiểu ra, ấn tượng nầy xuất hiện bởi cậu không thấy được một chỗ nào có vật trang trí. Dĩ nhiên ở trên tường không thể có hình, có tranh, và sự kết hợp màu sắc của tường, của bàn ghế và thảm trải có những chổ rất táo bạo. Mặc dù vậy ngôi nhà của Darren Higman hoàn toàn không nhàm chán chút nào. Hầu như bên mảng tường nào cũng có để một kệ đựng đĩa CD – và tất cả đều đầy ắp. Thật khó mà ước tính nởi, nhưng ít nhất trong ngôi nhà nầy cũng phải tới cả mười ngàn đĩa CD, thêm vào đó là một vài ngàn đĩa nhựa cũ nữa. – Ai cha! Bob ngạc nhiên thốt lên, dù bản thân cậu cũng là một người hâm mộ âm nhạc hết cỡ. – Tất cả đĩa nầy là của anh? – Đúng. Tôi sống bằng âm nhạc. Và bằng tiếng động. Tôi làm việc cho nhiều xưởng phim khác nhau, trong ngành trộn âm thanh, bản thân tôi cũng làm công việc phối âm, và chỉnh sửa các núm vặn cho tới khi chuỗi âm thanh hoàn hảo. Ngoài ra, tôi còn viết nhạc cho những đoạn quảng cáo và viết các bài phê bình đĩa hát. – Tuyệt quá đi, – Bob nói và đồng thời tự hỏi mình, làm sao mà Darren Higman có thể tìm ra được đúng chiếc đĩa CD anh đang cần tới khi mà anh không nhìn thấy chúng. Nhưng cậu không dám đặt câu hỏi nầy thành lời. Như người mộng đừng nhưng không có một bước chân chuệch choạc, Higman dẫn Bob đi vào một hỗn hợp của phòng khách và phòng thu âm. Một dàn nhạc đầy ấn tượng bao gồm các bàn trộn âm thanh, các máy ghi âm, máy tính, máy hát loa và ampli, chiếm toàn bộ một mảng tường. Cả ở đây, Bob cũng thật sự không hiểu làm sao mà anh Higman có thể chuyển động được trong một rừng hỗn độn không biết bao nhiêu công tắc, nút điều chỉnh và dây cáp. – Dora Mastratonio. – Darren Higman bắt đầu câu chuyện sau khi họ đã ngồi xuống. Anh nói tên nữ ca sĩ bằng vẻ ngưỡng mộ thống thiết. – Một nữ nghệ sĩ tài năng, rất đáng tiếc đã rời bỏ chúng ta quá sớm. Tôi xin cam đoan với cậu rằng, tôi có thể kể cho cậu nghe hầu như tất cả về con đường phát triển âm nhạc của cô ấy. Cậu chỉ cần nói cho tôi biết cậu muốn nghe điều gì. – Em cũng không chắc là liệu em có thật sự quan tậm đến con đường danh vọng của bà ấy hay không, – Bob thú nhận. – Thế sao? – Vẻ thất vọng lộ rõ trên nét mặt Higman. – Vậy thì cậu muốn biết gì? Bob không biết cần phải nói với người đàn ông nầy như thế nào. Bản thân cậu đâu cũng hiểu cậu đang phải tìm điều gì. – Có lẽ chút ít về cuộc sống riêng tư của cô ấy. Bạn bè của cô ấy. Và kẻ thù. – Kể cả bạn bè lẫn kẻ thù cô ấy đều có đủ, như bất kỳ ngôi sao nào khác. Câu hỏi là, ai là những bạn bè thật sự. Rất nhiều người đã bám víu và hưởng ké danh tiếng của cô ấy, nhưng rất ít trong số họ thật sự quan tâm đến con người đó. Cô ấy đã phải nếm trãi rất nhiều thất vọng trong đời mình, nhất là vào giai đoạn cô ấy bắt đầu nổi tiếng, khi cứ liên tục hết người nầy đến người kia, những kẻ tự xưng là bạn bè, lộ rõ ra là những kẻ ăn bám chỉ muốn lợi dụng. Cô ấy đã có một thời gian rất cay đắng về chuyện nầy. Nhưng rồi dần theo năm tháng, con người cô ấy trở nên cứng rắn hơn. Có lẽ quá cứng rắn. Rồi đến lượt cô ấy sử dụng những người bạn bè giả dối kia, để chỉ cho họ biết là cô ấy không cho phép họ muốn làm gì với mình thì làm. Cô ấy trở thành tự kỷ hơn và nhẫn tâm hơn. Rồi nhiều người nói rằng, danh tiếng đã làm cố ấy hư hỏng. – Sau cái chết của người chồng, cô ấy có rất nhiều mối tình, nhưng lần lượt người tình nào cũng bị cô ấy nhanh chóng buông rơi. Thứ cố ấy thật sự quan tâm bao giờ cũng chỉ là sự tiến bộ trong nghề nghiệp, là quan hệ, và kể cả niềm vui, nhưng chẳng bao giờ là tình yêu thật sự. Trong nhưng năm cuối cùng, khoảng thời gian mà cố ấy ít biểu diễn hơn, người ta đồn cô ấy là một người tình hấp dẫn nhưng nguy hiểm, một chuyên gia hút hồn phái mạnh. Đám đàn ông hầu như đứng xếp hàng trước cửa nhà cô ấy, một phần vì nhan sắc của cô ca sĩ khiến người ta điên đảo, nhưng đáng tiếc, chính bản thân anh không thể nhận xét gì về điều nầy. – Darren Higman cười nhẹ. – Dora Mastratonio ít nhất cũng ưa thích cái vai trò người quyến rũ đàn ông. Và nhất là, chuyện nầy hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự nổi danh của cố ấy. Những tờ báo lá cải yêu mến cô ấy chính vì kiểu sống phóng khoáng đó và thế là cho dù những thành công âm nhạc lớn nhất đã qua đi rất nhiều năm, sau Dora vẫn còn là một ngôi sao lớn – cho đến tận ngày cô ấy qua đời một cách thảm thương. Bob gật đầu. Chầm chậm, cái tên Dora Mastratonio trở thành một con người bằng xương bằng thịt trong đầu cậu. – Thế các người bạn nữ của cô ấy thì sao? – Có một số người chơi rất thân với cô ấy. Trong một lần phỏn vấn, Dora Mastratonio đã có lần nói, cô ấy định sống chung với ba người bạn gái khi trở về già. Nhưng người bạn gái tốt nhất mà cô ấy từng có chắc có lẽ là bà Adams. – Elouise Adams? – Đúng chính thế! Cô ấy thường đi theo Dora trong những lần biểu diễn, lúc nào cũng cạnh cô ấy. Ngược lại với rất nhiều người khác, cô Adams không bám theo để hưởng ké danh vọng của Dora. Cô Adams rất tận tâm với bạn mình. Một người bạn gái thực thụ. Có lẽ chính vì thế mà cô ấy đã được thừa kế toà biệt thự Mastratonio. – Anh còn biết điều gì về hai người bạn gái kia không? – Không. Họ không bao giờ xuất hiện trong công luận. Một người là bác sĩ, tôi tin như thế, và tôi cũng chỉ biết như vậy thôi. – Ta hãy nói về kẻ thù của Dora, – Bob nói. – Hiện thời anh đang nghĩ đến ai? – Một số người không nhỏ đâu, – Darren Higman nói ngay lập tức. – Nhưng không một ai đặc biệt. Có rất nhiều người không thể chịu đựng nổi Dora Mastratonio. Những người vợ bị cắm sừng, những người nghĩ cô ấy không xứng đáng với thành công của cô âý, những người cho vẻ ngoài hào nhoáng của cô Dora là giả tạo và phóng đại, những nữ ca sĩ ghen ghét – danh sách thật sự rất dài, nhưng suy cho cùng thì không có một ai căm thù cô ấy đặc biệt, nếu cậu muốn hỏi tôi ý nầy. – Kể cả trong môi trường riêng tư của cô ấy sao? – Tôi không được biết về một chuyện gì hết. Nhưng tại sao cậu hỏi? - Higman cười khẽ. – Nghe cứ như thể là Dora Mastratonio bị giết. Bob rất mừng là anh Higman không nhìn được mắt cậu. Nếu không anh sẽ ngay lập tức đoán ra, nhưng đáng tiếc, cậu nhanh chóng nghĩ ra được một câu trả lời nào Và sự im lặng của cậu chắc đã đủ là một câu trả lời. Nụ cười của Higman biến đi, nhường chỗ cho vẻ kinh hoàng. – Cậu không nghĩ thật đấy chứ, đúng không? Jelena có kể với tôi cậu là thám tử. Và cậu cùng bạn bè của cậu đang điều tra cho một vụ nào đó. Chẳng lẽ… Chẳng lẽ muốn nói tới một vụ giết người! – Em… bọn em chưa biết, – cuối cùng Bob cũng cất lên lời. – Cô ấy bị giết sao? – Em nói rồi , bọn em vẫn chưa biết! – Bob nhắc lại, nhấn mạnh từng lời. Bọn em mới bắt đầu điều tra. Em tin rằng, giờ em phải đi rồi , anh Higman. Darren Higman rõ ràng vẫn đang bị chấn động mạnh. – Nếu chuyện đó là thật… – Chẳng có gì là thật cả, anh Higman, anh tin em đi. – Nếu cậu cần những thông tin khác, cậu cứ đến tìm tôi! – Darren Higman qủa quyết bảo đảm. – Cám ơn anh. Em sẽ quay trở lại. – Bob vội vàng rời nhà Darren Higman. Trong thời gian Bob ở Santa Monica, Justus lại thêm một lần nữa lên đường về Malibu. Lần nầy không phải vì cô O Donnell, cô Adams, hay tiến sĩ Jones, mà vì người hàng xóm của họ, cặp vợ chồng nhà Willow. Tiến sĩ Jones đã nhắc cho cậu nghĩ tới điều nầy, khi bà tỏ ý bực dọc về tính tò mò của bà Willow. Kinh ngiệm cho Justus biết rằng những người hàng xóm tò mò thường là nguồn thông tin thượng hạng – và đây chính là thứ mà Thám tử trưởng đang cần đến. Giờ thì cậu đứng trong khoảng vườn của nhà Wilow và đưa mắt nhìn quanh. – Nầy cậu kia, tôi không tin là cậu có việc gì phải làm ở đây đâu. Justus giật mình và xoay người lại. Đằng sau cậu là bà Willow, tay cầm lăm lăm một cái kéo làm vườn khổng lồ. trong một thoáng, Thám tử trưởng đã Elouise ngại là người đàn bà sắp tấn công cậu bằng cái kéo nầy, trông bà ta thù địch đến phát sợ. – Đúng là cô có lý, thưa cô. Tôi rất tiếc. Tôi không định đột nhập vào đây mà không xin phép. – Thế thì tại sao cậu ở đây? – Tôi đang đi tìm cô, cô Willow? – Tôi đây. – Bà ta bước lại gần và nheo nhỏ mím lại thành một vết mỏng dính. Bà ta mặc một lần tạp dề bẩn thỉu, hai bàn tay lem nhem đầy đất và mái tóc bạc được buộc gọn bằng một mảnh khăn vuông. Đằng sau bà, ở góc bên kia của khoảng vườn là một người đàn ông bụng phệ đầu hói dang loay hoay cọ rửa dụng cụ làm vườn và xếp chúng vào một túp lều nhỏ làm bằng gỗ. Ông ta đứng sát bên đoạn hàng rào ngăn với khuôn viên toà biệt thự Mastratonio. Người đàn ông nhìn sang phía nầy, nhưng khi chạm phải ánh mắt của Justus. Ông ta lại hoảng hốt cúi xuống với công việc của mình. – Tôi đâu có lạ gì cậu! Cậu là một trong ba thẳng tiểu qủi đã rình mò phía vườn bên kia tối hôm qua! – Tôi là một trong ba thiếu niên tối hôm qua đã có điều tra chút ít ở khoảng vườn bên đó, – Justus sửa lại. – Tên tôi là Justus Jonas. – Điều tra hả? Điều tra cái gì? – Chúng tôi làm việc theo yêu cầu của cô O Donnell. Chắc là cô biết cô ấy chứ? – Dĩ nhiên là tôi biết cô ấy! – bà Willow rít lên như một con rắn. – Một trong mấy kẻ mới đến! Thế bây giờ cậu muốn gì ở tôi hả? – Vâng, thì, thành thật mà nói… – Justus hạ giọng xuống và cúi sát vào mặt người đối diện, vẻ tin tưởng, âm mưu. – Tôi thấy ba bà cô bên kia hơi có vẻ kỳ quặc. Tôi đã hy vọng là cô có thể kể cho tôi nghe vài điều. Bà Willow thâm độc cười khẩy. – Kỳ quặc hả, đúng thế không? Đúng thế, chắc chắn là kỳ quặc rồi. Có đến ba người đàn bà sống chung trong một mái nhà, chỉ có thể dẫn đến chuyện kỳ cục mà thôi! Ai cha, tôi có thể viết tới tận ba cuốn sách về chuyện nầy! – Cô thấy đấy, chính tôi cũng đã nghĩ như thế. Vì thế mà hôm nay tôi đến tìm cô. Bà Willow trắng trợn nhìn cậu từ đầu xuống chân một lần nữa. Justus có thể đọc qua nét mặt của người đàn bà giống như người ta đọc trong một cuốn sách. Bà ta không biết phải đánh giá cậu ra sao. thế nhưng dần dần, cái sự thúc bách được ngồi lê đôi mách về những người hàng xóm của bà và thậm chí là có thể còn được biết thêm một vài thông tin mới mẻ, cứ mỗi lúc một mạnh hơn, một mạnh lên, và cuốn phăng đi cả những nghi ngờ cuối cùng. – Thôi được, – cuối cùng bà ta nói và chùi tay vào tạp dề. – Ta đi vào nhà. Ở đó không bị ai làm phiền. – Thế rồi bà xoay người về và thét lên: – Jones! Người đàn ông bên chiếc lều gỗ giật nảy mình lên. – Sao em lại thét lên như thế! – Suốt cả ngày hôm nay anh cứ chuyển dụng cụ từ góc nầy sang góc khác! Để ý đến hàng rào một chút đi, thay vì cứ loay hoay trong cái lều của anh! Em có khách đây! – không thèm chờ nghe câu trả lời, người đàn bà buông rơi cái kéo làm vườn và dẫn Justus vào trong. Phòng khách của vợ chồng bà Willow là một cơn ác mộng tiểu thị dân. Lớp vải bọc ghế sofa lòe loẹt sặc sỡ đến mức kể cả cô Mathilda chắc cũng phải dựng tóc gáy lên – mà cô Mathilda của Justus Jones vốn không phải là người phụ nữ có khiếu thẩm mỹ tinh tế, nhất là đối với chuyện trang trí nội thất. Justus gắng không để chạm ánh mắt phải những chiếc khăn phủ nhỏ được móc bằng tay, những bộ sừng hươu treo trên tường cũng như không biết bao nhiêu những bó hoa khô để rải rác khắp mọi ngóc ngách. Trong một chiếc tủ buýp-phê được đánh bóng sáng trưng có để một cây súng săn – cho biết câu doạ dẫm của bà Willow tối hôm trước về khẩu súng săn của người chồng không phải là lời doạ suông. Để kích cho bà Willow lên tiếng thật không phải khó khăn gì. Sau khi Justus đã ngầm ý cho bà hiểu rằng cậu ta hoàn toàn ở phía bà, thì hầu như không ai có thể phanh nổi người đàn bà đó nữa. Bà Willow hối hả phun ra tất cả những gì mà cậu ta cần đến – thậm chí còn nhiều hơn thế nữa – bà Willow vốn rất căm ghét người hàng xóm Dora Mastratonio của mình. Giọng hát của cô, danh tiếng của cô, khoảng vườn hoa hồng, những ngưới hâm mộ thỉnh thoảng lại xuất hiện trong đoạn phố, đấy là chưa nói đến hàng đàn hàng đàn nhà báo – tất cả những thứ đó chỉ khiến cho bà Willow thấy ghê tởm và căm ghét. – Một con người khủng khiếp! Cái trò tru tréo uốn éo từng chữ một suốt từ sáng tới đêm! Đố rê mí lên rối lại đồ rê mí xuống! Mà cậu tưởng cô ta thèm để ý đến hàng xóm và đóng cửa sổ lại chắc? Không đâu! Người đứng ở ngoài ven biển còn nghe được giọng cô ta kia! Dẫu sao thì cô ta là ngôi sao mà! Lúc nào cũng một cái trò uốn éo ra vẻ quan trọng! Cô ta làm chúng tôi phát điên! Rồi lúc nào cũng khoa trương, son phấn, lòe loẹt trưng diện đến mức không chịu đựng nỗi. Chẳng phải chỉ những lúc cô ta đi biểu diễn thôi đâu, không đâu Lúc nào cũng thế! Ngày nào cũng vậy! mà cũng phải thôi, với cái kiểu sống hư hỏng của cô ta. – Bà Willow hất thẳng chỏm mũi lên cao. – Hư hỏng sao? – Đàn ông mà! Tôi nói cho cậu nghe, không bao giờ ngớt kẻ đến người đi! A rồi B rồi C, hết cả cuốn từ điển luôn! Đúng là bê bối! Cứ thế suốt nữa tiếng đồng hồ, cho tới khi Justus dẫn được sang chủ đề khác. Bà willow nói ngắn gọn là đã rất căm ghét cô Mastratonio, nhưng bà cô hàng xóm mới thì còn bị bà căm ghét nhiều hơn nữa. – Nhưng họ mới sống ở đây vài ngày nay thôi mà. – Chỉ riêng cái việc lũ người kia kéo vào trong đó đã đủ để bực bội rồi! Ngoài ra, tôi biết cả nhóm đó từ hồi xưa, suốt ngày cứ kéo tới thăm Mastratonio! Cả đời tôi chưa gặp ai kêu ngạo bằng ba mụ đàn bà đó. Dặc biệt là con dê cái Jones. Ô, xin lỗi, dĩ nhiên là tôi muốn nói đến bà tiến sĩ Jones! Nó tự cho nó là dạng cao sang hơn người khác. Tính tình nó như thế, chơi với Mastratonio là hợp lắm rồi. Còn O Donnell nữa chứ, a ha! Bao giờ nó cũng ra vẻ dễ thương, vui vẻ và suốt ngày lảm nhảm những câu ngớ ngẩn! Thật là cũng khiếp! Cái kiểu cách ra vẻ ân cần của nó làm người ta phát điên! Trong khi sự thật là nó chẳng biết gì về tôi, và tôi cũng chẳng biết gì về nó. Trước đây chỉ phải chịu đựng một bà hàng xóm, còn bây giờ thì chúng tôi cũng phải chịu cùng một lúc đến ba ả! Tôi nói cho cậu nghe, thật sự là người ta phải cân nhắc xem liệu có nên chuyển đi nơi khác mà sống hay không. Nhưng làm như thế thì bọn bên kia vui lắm đấy! Hà! – Thế còn bà Adams thì sao ạ? – Justus hỏi. – Bà Adams hả? Adams có thể khiến người ta thương thật đấy. Một con người bất lực, lệ thuộc. Từ thời trước bà ta đã vạ ở đây suốt ngày, người ta đồn rằng bà ta là người bạn gái thân nhất của ngôi sao Ô-pê-ra. Nhưng nếu cậu hỏi tôi thật, thì tôi cho rằng bà ta là nô lệ của cô ta mới đúng! Bà ta làm tất cả cho cô nàng kia, theo đuôi cô nàng đến khắp mọi nơi như một con chó con. Dora ở đây, Dora ở kia. Mặc dù trước đây 20 năm, cô nàng Mastratonio đã có thời dính dáng đến chồng của bà Adams đấy! – Bà Willow nhìn Justus bằng vẻ hể hả chiến thắng. – Cha, cậu ngạc nhiên phải không? Tôi nói cho cậu nghe, đó là một câu chuyện không ai tin nổi! Cô nàng Mastratonio đã ngoại tình với ông Adams. Thế còn chuyện gì xảy ra? Người ta cứ tưởng hai con đàn bà đó phải móc mắt nhau ra mới đúng, khi cái tin đó lộ ra. Nhưng mà không, họ trở thành đôi bạn nữ thân nhất! Thật sự thân nhau như chị em ruột đấy! Người ta thậm chí thỉnh thoảng còn phải có cảm giác họ thân nhau như một đôi tình nhân! Toi đã nói rồi mà, một đống lộn tùng phèo, nhưng mà ai biết được, cũng có thể nàng Adams của chúng ta chỉ lợi dụng ngôi sao Ô-pê-ra thôi. Tôi thật sự không ngạc nhiên, nếu nàng ta đã giúp đỡ thêm một chút trong cú ngã cầu thang kia. Để trả thù. Hay vì tham tiền. Ai mà biết được. – Bà Willow! – Justus giận dữ kêu lên. – Đó là một lời buộc tội hết sức nặng nề! – Phì, tôi chẳng thèm quan tâm! Tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Những người hàng xóm khác quanh đây không dám nói thành lời, nhưng thật ra ai cũng nghĩ như thế cả. Bà Adams hoặc là một con người rất đáng thương, lệ thuộc hoàn toàn và mù quáng tôn thờ cô nàng Mastratonio – hay đó là một con quái vật cực kỳ tinh ranh, đã nhắm đến toà biệt thự nầy ngay từ đầu – và cuối cùng cũng đã tóm lấy được nó! Cho những trò lộn tùng phèo xảy ra ở ngôi biệt thự bẹn kia, dùng từ “kỳ quặc” vẫn còn là qúa ít đấy! Đến chiều tối, ba thám tử gặp nhau bên bãi biển Rocky Beach. Peter khăng khăng đòi tiến hành cuộc họp không phải trong Bộ tham mưu chật chội và ẩm thấp mà là dưới bầu trời rộng thoáng. Mặt trời đã sa xuống gần đường chân trời đỏ như máu, vẽ những dãi sáng rực rỡ xuống Thái Bình Dương. Bob và Justus lười biếng nằm ườn oài trên lớp cát ấm áp và duỗi thẳng chân thẳng tay. Peter, người đến sớm hơn cả và đã kịp thời chạy bộ một vòng dọc theo bờ đê bãi biển trong khi chờ hai bạn tới, giờ đây xoay sang tập một vài bài tập thể dục tay không, trong khi tai vẫn lắng nghe bản báo cáo của hai anh bạn mình. – Thế cậu đã kể cho bà Willow nghe những gì về lý do khiến cậu quen bà cô trong toà biệt thự và lý do khiến cậu quan tâm đến tất cả những chuyện đó? – câu hỏi sau khi Justus kết thúc bản báo cáo. Thám tử trưởng cười. – Chẳng phải nói gì hết. Bà ấy lên cơn kể lể đến mức về cuối bà ấy quên khuấy đi luôn, và không thèm hỏi mình về chuyện đó. Mình nói cho mà nghe, các bạn đồng nghiệp, nếu chúng ta còn cần thêm thông tin nữa, thì bà Willow thật sự là một mỏ vàng. Nhưng người ta không được phép quên rằng, trong bản báo cáo của bà ấy phải trừ đi 80% phần phóng đại. Bob gật đầu. – Thế còn cậu, Thám tử phó? Cậu có kết qủa gì không? Peter kết thúc bài tập và ngồi xuống bên hai anh bạn trên nền cát ấm. – Mình đã đến thăm bà giúp việc, Anna Maria Gomez. – Rồi sao nữa? – Một người đàn bà căng thẳng khủng khiếp. Chỉ cần mình nêu ra cái tên Mastratonio là bà ấy khóc ngất lên từng cơn. Bà ấy đập cả hai bàn tay lên che mặt và than vãn rên rỉ suốt nữa giờ bằng tiếng Tây Ban Nha, sau đó mới bình tĩnh lại được một chút. Justus thoáng mỉm cười. Cậu hầu như có thể tưởng tượng rất sinh động ra cái cảnh Peter bị dày vò bởi tính nóng nảy bẩm sinh. – Đáng tiếc là sau đó tình hình cũng chẳng tốt hơn. Bà ấy kể ho mình nghe thật chi tiết chuyện đã xảy ra. Đáng tiếc là không chỉ kể có một lần, mà 20 lần liền. Và cứ mỗi lần kể lại căng thẳng, bi kịch hơn lần kể trước. Giờ thì mình thuộc câu chuyện đó đến từng dấu phẩy. – Thế thì kể cho bọn mình nghe đi, – Bob nói. – Nhưng làm ơn trong một phiên bản hiện thực, – Thám tử trưởng nhanh lẹ thêm vào. Peter hắng giọng và gắng uốn giọng nói của cậu thành khách quan và chuẩn xác như giọng của một phát thanh viên chương trình thời sự. – Vào buổi chiều của ngày 15 tháng 3, Anna Maria Gomez bước vào toà biệt thự của ngôi sao Ôpê- ra Dora Mastratonio, vẫn đúng từng giờ từng phút như mọi khi. Thời điểm đó chính xác là 4 giờ chiều. Người phụ nữ luôn coi trọng thói quen đúng giờ của mình. Bà đã kể cho tôi nghe ít nhất một trăm lần rằng trong suốt tám năm trời bà làm việc cho cô Mastratonio, bà chưa bao giờ một lần đến muộn. Bà có chìa khoá riêng của mình. Vậy là bà phát hiện ra thân hình bất động của Dora Mastratonio bên dưới chân cầu thang. Bà thét lên, chạy về phía cô chủ, không tìm thấy một dấu hiệu nào của sự sống và ngay lập tức gọi điện cho cảnh sát bằng chiếc điện thoại treo trong hành lang. Chỉ hai phút sau, xe cứu thương đã tới, nhưng bác sĩ chỉ còn có thể, chứng nhận cái chết của cô Mastratonio. Sau đó, cảnh sát tới và hỏi cung không phải chỉ bà Gomez, mà kể cả bà Adams, bà O Donnell và tiến sĩ Jones, những người sau đó đã dần dần tụ họp về toà biệt thự. Cuối cùng, họ hỏi cung cả đôi vợ chồng Willow. Nhưng vì tất cả đều có chứng cứ vắng mặt vững như thành và không hề có